Sau trận đấu Nhật_Bản_2–2_Iraq_(Vòng_loại_Giải_vô_địch_bóng_đá_thế_giới_1994)

Sau khi bỏ lỡ giải đấu năm 1994, Nhật Bản cuối cùng đã có thể vượt qua vòng loại của World Cup 1998, trước khi đăng cai World Cup 2002 cùng với Hàn Quốc. Hàn Quốc đã đánh bại Bồ Đào Nha, Ý và Tây Ban Nha một cách ngoạn mục và kết thúc ở vị trí thứ 4 chung cuộc trong khi Nhật Bản bị loại ở vòng 16 đội. Đây là lần đầu tiên cả hai đội lọt vào vòng loại trực tiếp.

Họ cũng giành quyền tham dự các kỳ FIFA World Cup kể từ đó, với ba lần lọt vào đến vòng 16 đội vào các năm 2010, 20182022. Trong những lần đó, Nhật Bản đều bị loại một cách đầy kịch tính. Họ thua Paraguay vào năm 2010 trong loạt sút luân lưu, và sau đó thua Bỉ với tỷ số 3–2 vào năm 2018 khi để thủng lưới ở phút bù giờ thứ tư dù dẫn trước 2–0 cho đến phút 69. Năm 2022, Nhật Bản lại bị loại ở vòng 16 đội, lần này dẫn trước đối thủ Croatia nhưng lại rơi vào loạt sút luân lưu sau khi hòa 1–1.[2][3][4]

Đối với Iraq, thất bại này chỉ là một phần của cơn khát World Cup lớn hơn nhiều. So với thành công ngày càng tăng bên phía Nhật Bản, Iraq đã nhiều lần bỏ lỡ cơ hội giành quyền tham dự World Cup; họ mới chỉ có một lần vượt qua vòng loại năm 1986 . Ngoài ra, xung đột đảng phái và bất ổn nội bộ đã ngăn Iraq đạt được vị thế cao hơn trong nền bóng đá châu Á. Cũng kể từ trận đấu đó, Iraq chưa bao giờ đánh bại Nhật Bản trong một trận đấu dù là giao hữu hay các giải đấu lớn kể từ năm 1982, lần cuối cùng họ giành chiến thắng. Iraq cũng trải qua chuỗi trận thua Nhật Bản sau trận đấu này, bắt đầu bằng thất bại 1–4 ở Cúp bóng đá châu Á 2000 (là trận thắng đầu tiên của Nhật Bản trước Iraq), và chấm dứt khi Iraq cầm hòa Nhật Bản 1-1 năm 2017. [5]

Nhật Bản ở vòng loại tại địa điểm trung lập

Bắt đầu từ vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 1998, AFC sử dụng thể thức thi đấu vòng tròn tính điểm sân nhà và sân khách cho vòng loại cuối cùng, thay cho thể thức một địa điểm vào năm 1993. Tuy nhiên, trong hai chiến dịch vòng loại World Cup kế tiếp, Nhật Bản đã quyết định số phận của mình trong các trận đấu tại sân trung lập.

Năm 1997, Nhật Bản và Iran đứng thứ hai trong các bảng đấu vòng loại của World Cup 1998 và gặp nhau trong trận tranh hạng ba vào ngày 16 tháng 11 năm 1997 tại Johor Bahru, Malaysia. Trận đấu sẽ quyết định suất dự World Cup thứ ba và cuối cùng cho các đội châu Á và đội thua sẽ gặp đại diện của châu Đại DươngAustralia trong hai lượt trận play-off. Không giống như trận đấu bốn năm trước, Nhật Bản tụt lại phía sau trong hiệp hai, nhưng ghi bàn gỡ hòa muộn và cuối cùng giành chiến thắng 3–2 bằng bàn thắng vàng trong hiệp phụ, qua đó giành được tấm vé đến Pháp. Trận đấu này đã được biết đến với cái tên "Niềm vui ở Johor Baru" (ジョホール・バルの歓喜, Johōru Baru no kanki?) trong mối liên kết với Bi kịch ở Doha.

Vào ngày 8 tháng 6 năm 2005, Nhật Bản đánh bại Triều Tiên 2–0 để giành quyền tham dự World Cup 2006 tại Đức. Mặc dù trận đấu này được tính là trận đấu trên sân nhà của Triều Tiên nhưng nó đã được chuyển đến Băng Cốc, Thái Lan và được tổ chức trên sân không khán giả như một hình phạt cho hành vi bạo lực của cổ động viên trong một trận đấu trước đó được tổ chức ở Bình Nhưỡng.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhật_Bản_2–2_Iraq_(Vòng_loại_Giải_vô_địch_bóng_đá_thế_giới_1994) https://www.fifa.com/fifaplus/ja/articles/the-agon... https://web.archive.org/web/20180628233902/https:/... https://www.fifa.com/worldcup/matches/match/300331... https://www.reuters.com/lifestyle/sports/japan-v-c... https://www.bbc.com/sport/football/63777439 https://www.11v11.com/teams/iraq/tab/opposingTeams... https://web.archive.org/web/20120204145333/http://... http://soccernet.espn.go.com/report?id=176350&cc=5... https://web.archive.org/web/20090530070006/http://... http://www.iraqi-football.com/